EYEPLORER – Công cụ tìm kiếm học thuật hữu hiệu – Diễn đàn SCI-CHAT

EYEPLORER – Công cụ tìm kiếm học thuật hữu hiệu


Nhu cầu tìm kiếm thông tin mang tính học thuật, đặc biệt là đối với các bài viết mang định hướng nghiên cứu đang ngày càng gia tăng. Chính vì vậy, người dùng luôn tìm kiếm những công cụ tối ưu, giúp việc tra cứu thông tin trở nên dễ dàng hơn và EyePlorer là một công cụ như thế. 

EyePlorer là một công cụ nghiên cứu được xây dựng trên nền tảng kho dữ liệu của Wikipedia. Công cụ này cho phép sinh viên tìm kiếm và tham khảo chéo các thuật ngữ và hỗ trợ việc ghi chú một cách thông minh và khoa học để chuẩn bị cho các bài viết. EyePlorer giúp sinh viên phát triển bài viết của mình thông qua quá trình tiếp cận khối lượng lớn thông tin cũng như phát triển kiến thức kỹ thuật số.

Giao diện người dùng của EyePlorer

Người dùng có thể truy cập EyePlorer thông qua các trình duyệt phổ biến hiện nay. Để sử dụng EyePlorer, người dùng bắt buộc phải cài đặt ứng dụng nền Adobe Flash và cập nhật lên phiên bản mới nhất.

Sau đó, người dùng truy cập và sử dụng theo các bước sau đây:

–    Bước 1: Truy cập website eyeplorer.com và đợi cho đến khi giao diện đầy đủ được tải xong và hiện ra.

–    Bước 2: Gõ thuật ngữ cần tìm kiếm vào phần khung màu trắng ở chính giữa giao diện. Phần mềm sẽ thực hiện quá trình tìm kiếm và sàng lọc giữ liệu.

–    Bước 3: Ghi chú lại bằng cách kéo và thả các nội dung trong bảng nội dung  vào phần ghi chú có sẵn trên giao diện.

–    Bước 4: Đăng nhập và lưu phần ghi chú.

Trong giảng dạy, Eyeplorer cũng thể hiện tính hữu ích của nó trong việc thiết kế nhiệm vụ người học.  Giáo viên có thể giao các bài tập viết cho học sinh dựa trên một chủ đề cụ thể. Học sinh có thể tìm kiếm thông tin về chủ đề đó trên EyePlorer và thu thập các ghi chú cần thiết, sau đó viết bài hoàn chỉnh trên cơ sở các ghi chú đó. Bên cạnh đó, giáo viên cũng có thể sử dụng công cụ này để tạo ra một hệ thống các ghi chú và yêu cầu người học tìm hiểu thêm các thông tin liên quan và viết bài một cách hoàn chỉnh. Không những thế, tìm kiếm thêm các thông tin liên quan dựa trên một yêu cầu cụ thể cũng là một dạng bài tập có thể áp dụng nhằm nâng cao kĩ năng thu thập thông tin cho học sinh. 

Như các công cụ tìm kiếm khác, công cụ này cũng có một vài ưu và nhược điểm nhất định. EyePlorer là công cụ trên nền tảng web cho phép người dùng tiếp cận với khối lượng kiến thức của từ điển bách khoa toàn thư trực tuyến lớn nhất trong thời gian ngắn. Công cụ này cũng đưa ra thông tin một cách  logic theo nhiều khía cạnh của chủ đề và hỗ trợ ghi chú một cách khoa học. Điểm ưu việt nhất của EyePlorer là khả năng hạn chế đạo văn khi thực hiện một bài tập viết học thuật. Tuy nhiên, trên khía cạnh nghiên cứu học thuật, Wikipedia là công cụ tra cứu cho phép người dùng trực tiếp sửa đổi các thông tin nên các thông tin được đưa ra không hoàn toàn đảm bảo tính tin cậy và khách quan.

Thông tin người viết:

Họ và tên: Vũ Xuân Đức

Lớp: 16E31 SP

Khoa: Sư Phạm Tiếng Anh

Thành tích và hoạt động:

  • Uỷ viên Ban chấp hành Hội Sinh viên trường Đại học Ngoại Ngữ – ĐHQGHN.
  • Liên chi Hội phó Hội Sinh viên khoa Sư phạm Tiếng Anh.
  • Thành viên Ban Đối ngoại – Đoàn Thanh niên khoa Sư phạm Tiếng Anh.
  • Đại biểu thanh niên Quốc gia chương trình giao lưu thanh niên ASEAN – Ấn Độ 2018 tại Ấn Độ.
  • Giáo viên tình nguyện cho dự án dạy học và phát triển cộng đồng – H.O.P.E project tại Indonesia, 2019.
  • Sĩ quan liên lạc (Liaison Officer) cho các hội nghị cấp cao tại diễn đàn kinh tế APEC 2017 tại Hà Nội và chương trình giao lưu văn hoá hữu nghị Việt – Lào 2017 tại Hà Nội và Nghệ An
  • Thành viên BTC các chương trình Olympic Tiếng Anh toàn quốc 2017 và 2018, ngày hội thanh niên khoẻ,…
0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận