Bộ môn Ngôn ngữ Văn hóa ẢRập – Trường Đại học Ngoại ngữ – Đại học Quốc gia Hà Nội

Bộ môn Ngôn ngữ Văn hóa ẢRập

Tầng 5 – Nhà A1 – ĐHNN – ĐHQGHN

024. 62537731 / 096.289.0712

https://www.facebook.com/arabiclanguage.ulis/

http://daotao.ulis.vnu.edu.vn/b-a-programme-in-arabic-language
https://www.youtube.com/channel/UC3zV62kO_YTMtU_4VmZy8yQ?view_as=subscriber
vpkarap.ulis@gmail.com
ThS. Phạm Thị Thùy Vân ThS. Nguyễn Linh Chi
Trưởng Bộ môn Phó Trưởng Bộ môn

Bộ môn Ngôn ngữ và Văn hóa Ả Rập trực thuộc trường Đại học Ngoại ngữ – Đại học Quốc Gia Hà Nội (ĐHQGHN) là đơn vị chuyên môn đào tạo cử nhân ngành Tiếng Ả Rập. Với đội ngũ Giảng viên trẻ trung, năng động, sáng tạo, tâm huyết cùng việc thừa hưởng khuôn viên sư phạm, trang thiết bị học tập tiên tiến của Trường, Bộ môn hiện đang là đơn vị đào tạo cử nhân ngành Tiếng Ả Rập duy nhất tại Việt Nam hiện nay.

  • Bộ môn Ngôn ngữ và Văn hóa ẢRập là đơn vị chuyên môn, có chức năng đào tạo cử nhân tiếng ẢRập; giảng dạy tiếng ẢRập là ngoại ngữ hai cho sinh viên của Trường; đào tạo tiếng ẢRập đáp ứng nhu cầu xã hội và tiến hành nghiên cứu khoa học các vấn đề thuộc lĩnh vực khoa học giáo dục ngoại ngữ, ngôn ngữ học và quốc tế học.

  • Quản lý giảng viên, cán bộ, nhân viên và sinh viên thuộc Bộ môn theo phân cấp của Hiệu trưởng.
  • Lập kế hoạch và tổ chức thực hiện các hoạt động giáo dục đào tạo theo kế hoạch chung của Trường, bao gồm: Xây dựng chương trình đào tạo của ngành, chuyên ngành được trường giao nhiệm vụ; tổ chức biên soạn đề cương chi tiết các môn học liên quan bảo đảm tính thống nhất, tránh chồng chéo giữa các môn học của chương trình đào tạo hoặc giữa các trình độ đào tạo; tổ chức phát triển chương trình đào tạo, xây dựng các đề án, biên soạn tài liệu, giáo trình theo định hướng phát triển của nhà trường; tổ chức nghiên cứu cải tiến phương pháp giảng dạy, học tập; xây dựng và thực hiện phương pháp kiểm tra, đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của sinh viên, bảo đảm chuẩn đầu ra của người học theo cam kết đã được công bố, đáp ứng nhu cầu sử dụng của thị trường lao động. Việc phát triển chương trình đào tạo, giáo trình, tài liệu giảng dạy phải thực hiện theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, của Đại học Quốc gia Hà Nội và của Nhà trường.
  • Lập kế hoạch và tổ chức thực hiện các hoạt động khoa học và công nghệ, hợp tác quốc tế; hợp tác với tổ chức Bộ môn học và công nghệ, các cơ quan doanh nghiệp liên quan đến ngành nghề đào tạo và huy động sự tham gia của doanh nghiệp vào quá trình đào tạo của Bộ môn.
  • Xây dựng kế hoạch phát triển đội ngũ giảng viên, ngành nghề đào tạo và cơ sở vật chất phục vụ cho đào tạo và nghiên cứu khoa học theo hướng chuẩn hóa, tăng cường điều kiện bảo đảm chất lượng, đáp ứng nhu cầu xã hội và hội nhập quốc tế.
  • Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống cho giảng viên, người lao động, người học; có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho giảng viên và người lao động khác thuộc Bộ môn.
  • Tổ chức đánh giá cán bộ quản lý, giảng viên, người lao động trong Bộ môn và tham gia đánh giá cán bộ quản lý trong Trường theo quy định của Trường.
  • Quản lý cơ sở vật chất, thiết bị của Bộ môn.
  • Thực hiện việc kiểm định, đánh giá các chương trình đào tạo.
  • Phối hợp với các đơn vị trong Trường giải quyết các công việc liên quan.

  • Nhiều năm Bộ môn đạt danh hiệu Tập thể Lao động Tiên tiến, Xuất sắc của trường Đại học Ngoại ngữ –  ĐHQGHN.
  • Nhận Bằng khen của ĐHQGHN.
  • Số lượng sinh viên tốt nghiệp ngành tiếng Ả rập luôn đạt 100%.
  • Những khóa sinh viên đã ra trường hiện đang làm việc tại các cơ quan như các Đại sứ quán, Ban đối ngoại Trung ương Đảng, Bộ Công an, Interpol, TTXVN, Vietnam Airlines, Emirate Airlines,.. và đại diện cho các công ty Xuất khẩu lao động v.v…
  • Bộ môn NN&VH Ả rập có quan hệ tốt và thường xuyên nhận được sự hỗ trợ của nhiều Đại sứ quán các nước Ả rập tại Việt Nam. Hàng năm, các Đại sứ quán luôn cung cấp học bổng cho sinh viên đi học tại nước ngoài. Có rất nhiều học bổng khác nhau như học bổng học 01 năm tại các trường đại học Ai Cập, Kuwait, Qatar; học bổng học 02 tháng tại Oman,..
  • QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN – CÁC DẤU MỐC LỊCH SỬ:

– Năm 1996: Bắt đầu giảng dạy khóa cử nhân tiếng Ả rập hệ chính quy đầu tiên.

– Năm 1996 – năm 2011: Hoạt động với tư cách là một Bộ môn trực thuộc Khoa NN&VH Nga.

– Năm 2011 – năm 2016: Hoạt động với tư cách là một Bộ môn trực thuộc Khoa NN&VH Phương Đông.

– Năm 2016: Tách khỏi Khoa NN&VH Phương Đông, thành lập Bộ môn NN&VH Ả rập trực thuộc Trường Đại học Ngoại ngữ – Đại học Quốc gia Hà Nội.

– Tính đến năm 2020, Bộ môn NN&VH Ả rập đã và đang đào tạo được 09  khoá, gồm các khóa K30, K37, K41, K44, K46, K48, K50, K51, K52,K53.

– Ngành Ngôn ngữ Ả rập là một ngành đặc thù. Do vậy trước đây Nhà trường không tuyển sinh hàng năm mà cách 3, 4 năm mới tuyển sinh một khoá. Với sự giúp đỡ của Chính phủ Ai Cập, hàng năm đều có giáo viên tình nguyện người Ai Cập đến giảng dạy tại Trường và nâng cao trình độ chuyên môn của các giáo viên Việt Nam.

– Từ năm 2011, Số lượng giáo viên tăng lên là 10 giáo viên Việt Nam và 01 giáo viên nước ngoài. Từ năm 2012 trở đi, được sự đồng ý của Nhà trường, ngành tiếng Ả rập bắt đầu tuyển sinh hai năm một khóa.

– Năm học 2017-2018, Nhà trường và Bộ môn tiếp tục tuyển sinh khóa QH.2017 mở đầu chiến lược tuyển sinh mỗi năm một khóa, nâng cao số lượng sinh viên – người học tiếng Ả rập.

  • QUAN HỆ ĐỐI NGOẠI VÀ CÁC CHƯƠNG TRÌNH HỌC BỔNG

– Bộ môn NN&VH Ả rập có quan hệ tốt và thường xuyên nhận được sự hỗ trợ của nhiều Đại sứ quán các nước Ả rập tại Việt Nam. Hàng năm, các Đại sứ quán luôn cung cấp học bổng cho sinh viên đi học tại nước ngoài. Có rất nhiều học bổng khác nhau như học bổng học 01 năm tại các trường đại học Ai Cập, Kuwait, Qatar; học bổng học 02 tháng tại Oman,.. Từ Năm học 2017 – 2018, Đại sứ quán Qatar cấp học bổng khuyến học cho sinh viên ngành Tiếng Ả Rập có hoàn cảnh khó khăn với thành tích học tập tốt. Đây cũng là sự ủng hộ rất lớn cho các sinh viên đang theo học tại Bộ môn. (ảnh trao học bổng).

– Bên cạnh đó các Đại sứ quán cung cấp sách, tài liệu tham khảo phục vụ việc giảng dạy tiếng Ả rập, cho phép sinh viên thực tập tại Đại sứ quán, mời sinh viên tham gia các sự kiện do Đại sứ quán tổ chức nhằm giúp cho sinh viên có thêm cơ hội giao tiếp, làm quen với phong tục tập quán Ả rập.