Sinh hoạt chuyên đề về “Phân tích phân loại thành viên (MCA) & Phân tích hội thoại (CA)” – Trường Đại học Ngoại ngữ – Đại học Quốc gia Hà Nội

Sinh hoạt chuyên đề về “Phân tích phân loại thành viên (MCA) & Phân tích hội thoại (CA)”

Ngày 30/03/2024, Trường Đại học Ngoại ngữ – Đại học Quốc gia Hà Nội đã tổ chức buổi sinh hoạt chuyên đề với chủ đề về “Phân tích phân loại thành viên (MCA) & Phân tích hội thoại (CA)”.

Buổi chuyên đề đã thu hút sự quan tâm của các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước sử dụng phương pháp phân tích hội thoại áp dụng trên dữ liệu tiếng Việt (VietCA); thành viên các nhóm COP (Ngôn ngữ và Văn hóa Việt Nam, Phát triển chương trình và học liệu, Ngôn ngữ học ứng dụng,Văn hóa và Truyền thông xuyên quốc gia); học viên cao học ngành Ngôn ngữ Anh…

Phát biểu mở đầu, Phó Hiệu trưởng Lâm Quang Đông đã gửi lời chào mừng nồng nhiệt đến các đại biểu tham dự. Phó Hiệu trưởng nhấn mạnh về mục tiêu và ý nghĩa của chuyên đề là tạo diễn đàn để chúng ta cùng nhau chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm liên quan đến “Phân tích phân loại thành viên (MCA) & Phân tích hội thoại (CA)”, từ đó áp dụng vào việc giảng dạy, học tập, nghiên cứu của mình.

Tại buổi sinh hoạt, các đại biểu đã được lắng nghe nhiều phần chia sẻ giá trị của các học giả nước ngoài về chủ đề “Phân tích phân loại thành viên (MCA) & Phân tích hội thoại (CA)”, bao gồm: “Sacks’ Approach to Ethnomethodological Enquiry and the Principles of MCA” (TS. Richard Fitgerald, Trường Đại học Ma Cao), “New methods for studying humorous, vernacular language videos on China’s social media” (TS. Todd Sandel, Trường Đại học Ma Cao), “Eating with chopsticks: exhibiting mundane expertise while exchanging turns at the table” (TS. Ricardo Moutinho, Trường Đại học Ma Cao), “I’m going to eat ten vegetables”: Drawing Moral Lessons and Elicited Promises in Shared Book Reading (TS. Younhee Kim, Trường Đại học Ma Cao).

Bên cạnh đó còn có phần chia sẻ về “Topic management in family conversations” (TS. Ngoc Nguyen, Trường Cao đẳng Thương mại và Du lịch Hà Nội và TS. Huong Nguyen, Trường ĐH Phú Xuân, trên dữ liệu thu thập của TS. Hanh Nguyen, Đại học Hawaii, Hoa Kỳ), “Child language development in a home and family context – building a large corpus of Vietnamese” (Mai Bui, ULIS) và các phần hoạt động nhóm, thảo luận khác.

Buổi sinh hoạt không chỉ là diễn đàn học thuật trao đổi kiến thức, mà còn là cơ hội để xây dựng các mối quan hệ, tạo điều kiện cho sự phát triển chung của cộng đồng học thuật quốc tế.

Chương trình khép lại sau một ngày làm việc sôi nổi, tích cực.

Quang Anh/ULIS Media