PGS. TS. Lưu Bá Minh – Khoa Ngôn ngữ và Văn hóa Nga
- Tóm tắt quá trình học tập và công tác
PGS.TS. Lưu Bá Minh hiện là Giảng viên cao cấp của Khoa Ngôn ngữ và Văn hóa Nga sau nhiệm kỳ Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Giáo dục Ngoại ngữ và Đảm bảo chất lượng, Trường Đại học Ngoại ngữ – ĐHQGHN. PGS.TS. Lưu Bá Minh đã giảng dạy tiếng Nga bậc đại học từ năm 1980, và sau khi tốt nghiệp Tiến sĩ ngành Ngôn ngữ Nga tại Trường Đại học Ngoại ngữ – ĐHQGHN, năm 2000, ông bắt đầu tham gia đào tạo bậc sau đại học. Các môn học ông đã đảm nhiệm giảng dạy gồm Thực hành tiếng Nga cho sinh viên năm thứ 3, thứ 4, Ngữ dụng học, Ngữ nghĩa học, Phong cách học, Biên dịch, Từ vựng và Cú pháp học.
2. Liên hệ
ĐT: 0913570529
Email: lbminh@vnu.edu.vn; luubaminh481954@gmail.com
3. Hướng nghiên cứu
Đối chiếu ngôn ngữ, Ngữ dụng học, Ngữ nghĩa học
4. Đề tài nghiên cứu
Đề tài KHCN cấp ĐHNN Nhóm động từ nói năng-thông tin với ý nghĩa bàn bạc trong tiếng Nga và các phương thức biểu đạt trong tiếng Việt, Hanoi, 2003
Đề tài KHCN cấp ĐHQGHN So sánh đối chiếu động từ nói năng-thông tin trong hai ngôn ngữ Nga-Việt, Hà Nội, 2005
Đề tài KHCN cấp ĐHQGHN Nghiên cứu yếu tố từ vựng – yếu tố cơ bản quy định kết hợp cú pháp của động từ có tiến tố (Trên cơ sở ngữ liệu động từ tiếng Nga có tiền tố ras), Hà Nội, 2008
Đề tài KHCN cấp ĐHQGHN Nghiên cứu đặc điểm của các đơn vị ngôn ngữ trong văn bản công văn sự vụ tiếng Nga và tiếng Việt trên bình diện đối chiếu, Hà Nội, 2010
Đề án Ngoại ngữ Quốc gia 2020 Khảo sát, đánh giá Chương trình bồi dưỡng giáo viên tiếng Anh Tiểu học và THCS sau 2 năm thực hiện thuộc Đề án Ngoại ngữ quốc gia 2020, Hà Nội, 2014
5. Công bố chính
Những công trình khoa học tiêu biểu của PGS.TS. Lưu Bá Minh là các chuyên khảo Nhóm từ vựng-ngữ nghĩa động từ nói năng trong tiếng Nga hiện đại và các phương thức truyền đạt trong tiếng Việt (Trên bình diện so sánh đối chiếu) (NXB ĐHQGHN, 2009); Đặc trưng hành chức của động từ nói năng-thông tin trong hai ngôn ngữ Nga, Việt (NXB ĐHQGHN, 2009); Từ vựng – yếu tố cơ bản quy định kết hợp cú pháp của động từ có tiền tố (Trên cơ sở ngữ liệu động từ tiếng Nga với tiền tố raz-) (NXB ĐHQGHN, 2009) và các bài báo công bố trên các tạp chí Ngôn ngữ, Ngôn ngữ & Đời sống, Tạp chí Ngoại ngữ Quân sự và Nghiên cứu nước ngoài cũng như các bài trình bày hội nghị hội thảo khác.